Cả Đời Gìn Giữ Một Dòng Tranh
27/09/2019
Bên kia sông Đuống có một người cả cuộc đời dành trọn tâm huyết với nghề tranh. Với ông, làm tranh là cái nghiệp, nó đã nuôi sống rất nhiều thế hệ gia đình ông và việc giữ gìn nó là một nghĩa vụ ông phải thực hiện với đời.

Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp nơi từ Nam ra Bắc cũng bởi cái chất liệu đơn sơ mà đặc sắc từ các nguyên liệu: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam
Sinh năm 1930, Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam có may mắn được sống trong thời tranh Đông Hồ đang thịnh. Dòng họ ông đã tạo nên nhiều bản khắc gỗ nổi tiếng. Làng Đông Hồ lúc đó có tới 17 dòng họ làm tranh. Cả làng giống như một xưởng sản xuất tranh khổng lồ. Tháng Chạp, làng lại mở những phiên chợ lớn chỉ để bán tranh.

Tranh Đàn Lợn Âm Dương
Khi toàn quốc bắt đầu kháng chiến chống Pháp, người dân làng Hồ gồng gánh di tản, làng nghề cũng mai một từ đó. Tiếc những bản khắc gỗ in tranh, cậu bé Sam đã bỏ lại hết đồ đạc trong nhà chỉ gánh theo những đồ nghề đó. Bao nhiêu năm chờ đợi, cơ hội khôi phục làng tranh cũng đến. Năm 1967, Sở Văn hóa tỉnh Hà Bắc (cũ) mời ông lên bàn kế hoạch khôi phục lại dòng tranh Đông Hồ. Ông đã nhanh chóng tuyền chọn hơn 50 người có nghề. Họ đem theo hàng nghìn bản khắc gỗ cổ năm xưa gìn giữ và thành lập hợp tác xã sản xuất tranh mang tên Hợp tác xã Nông nghiệp Song Hồ.

Tranh Chọi Cá
Từ ngày đó, người dân làng Hồ lại thấy ông Sam "ăn cùng tranh, ngủ cùng tranh". Nhiệt huyết của ông đã truyền lửa cho các anh em khác trong Hợp tác xã. Làng tranh Đông Hồ dần được khôi phục, nhiều hộ trong làng bắt đầu quay trở lại nghề làm tranh. Nhưng niềm vui khi thấy làng nghề sống lại của ông chẳng được bao lâu. Năm 1990, cơ chế có nhiều thay đổi, mọi người không còn mặn mà với thú chơi tao nhã treo tranh ngày Tết khiến cho tranh khó tiêu thụ trên thị trường. Nhiều gia đình vốn trước làm tranh nay đem những ván khắc ra đóng chuồng gà hoặc đem đun. Làng nghề tranh Đông Hồ lại một lần nữa có nguy cơ mai một.

Tranh Múa Lân
Vào những năm đó, được chia thóc gạo nhưng ông mang đi đổi lấy những tấm bản khắc của người dân trong làng. Tuy không làm hợp tác xã nhưng ông cùng gia đình vẫn sản xuất tranh bình thường…Đến dịp tháng 11 và 12 âm lịch, ông lại lóc cóc trên chiếc xe đạp đi khắp nơi để bán tranh.

Tranh Mục Đồng Thổi Sáo
Trong nhiều năm, ông và một số nghệ nhân khác như Nguyễn Đăng Chế, Trần Nhật Tuấn... đã đi từng nhà vận động, thuyết phục người dân bán lại những bản khắc. Đến nay, ông đã lưu lại được hơn 600 bản khắc cổ và sáng tạo một số bản khắc mới vừa mang tính dân gian và cả tranh hiện đại. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm đồ cổ biết đến tiếng tăm của ông đã tìm đến hỏi mua những bản khắc tranh cổ. Có người trả giá rất cao nhưng ông không bán. Ông muốn giữ lại, để sau này cho con cháu tiếp tục nghề mà ông cha đã tạo dựng nên.

Với ông giữ nghề tranh cũng là giữ lại cái hồn dân tộc
Nhiều năm, chứng kiến bao sự thăng trầm của làng nghề tranh Đông Hồ trong guồng quay nghiệt ngã của cơ chế thị trường, người làng Ðông Hồ vẫn thấy ông miệt mài với tranh, với những nét văn hóa độc đáo mà ông cha để lại. Dù ở cái tuổi ngoài 80, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh, đôi bàn tay mềm mại, uyển chuyển phác họa những nét tài hoa làm sáng bừng “màu dân tộc”, sự sắc sảo trong những bức tranh mà ông vẽ vẫn như còn thách thức với thời gian.

Tranh Đàn Lợn Âm Dương
Khi toàn quốc bắt đầu kháng chiến chống Pháp, người dân làng Hồ gồng gánh di tản, làng nghề cũng mai một từ đó. Tiếc những bản khắc gỗ in tranh, cậu bé Sam đã bỏ lại hết đồ đạc trong nhà chỉ gánh theo những đồ nghề đó. Bao nhiêu năm chờ đợi, cơ hội khôi phục làng tranh cũng đến. Năm 1967, Sở Văn hóa tỉnh Hà Bắc (cũ) mời ông lên bàn kế hoạch khôi phục lại dòng tranh Đông Hồ. Ông đã nhanh chóng tuyền chọn hơn 50 người có nghề. Họ đem theo hàng nghìn bản khắc gỗ cổ năm xưa gìn giữ và thành lập hợp tác xã sản xuất tranh mang tên Hợp tác xã Nông nghiệp Song Hồ.

Tranh Chọi Cá
Từ ngày đó, người dân làng Hồ lại thấy ông Sam "ăn cùng tranh, ngủ cùng tranh". Nhiệt huyết của ông đã truyền lửa cho các anh em khác trong Hợp tác xã. Làng tranh Đông Hồ dần được khôi phục, nhiều hộ trong làng bắt đầu quay trở lại nghề làm tranh. Nhưng niềm vui khi thấy làng nghề sống lại của ông chẳng được bao lâu. Năm 1990, cơ chế có nhiều thay đổi, mọi người không còn mặn mà với thú chơi tao nhã treo tranh ngày Tết khiến cho tranh khó tiêu thụ trên thị trường. Nhiều gia đình vốn trước làm tranh nay đem những ván khắc ra đóng chuồng gà hoặc đem đun. Làng nghề tranh Đông Hồ lại một lần nữa có nguy cơ mai một.

Tranh Múa Lân
Vào những năm đó, được chia thóc gạo nhưng ông mang đi đổi lấy những tấm bản khắc của người dân trong làng. Tuy không làm hợp tác xã nhưng ông cùng gia đình vẫn sản xuất tranh bình thường…Đến dịp tháng 11 và 12 âm lịch, ông lại lóc cóc trên chiếc xe đạp đi khắp nơi để bán tranh.

Tranh Mục Đồng Thổi Sáo
Trong nhiều năm, ông và một số nghệ nhân khác như Nguyễn Đăng Chế, Trần Nhật Tuấn... đã đi từng nhà vận động, thuyết phục người dân bán lại những bản khắc. Đến nay, ông đã lưu lại được hơn 600 bản khắc cổ và sáng tạo một số bản khắc mới vừa mang tính dân gian và cả tranh hiện đại. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm đồ cổ biết đến tiếng tăm của ông đã tìm đến hỏi mua những bản khắc tranh cổ. Có người trả giá rất cao nhưng ông không bán. Ông muốn giữ lại, để sau này cho con cháu tiếp tục nghề mà ông cha đã tạo dựng nên.

Với ông giữ nghề tranh cũng là giữ lại cái hồn dân tộc
Nhiều năm, chứng kiến bao sự thăng trầm của làng nghề tranh Đông Hồ trong guồng quay nghiệt ngã của cơ chế thị trường, người làng Ðông Hồ vẫn thấy ông miệt mài với tranh, với những nét văn hóa độc đáo mà ông cha để lại. Dù ở cái tuổi ngoài 80, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh, đôi bàn tay mềm mại, uyển chuyển phác họa những nét tài hoa làm sáng bừng “màu dân tộc”, sự sắc sảo trong những bức tranh mà ông vẽ vẫn như còn thách thức với thời gian.
Netmode
Chuyên mục xem nhiều nhất
Chuyên trang về Sự kiện - Nhiếp ảnh - Thời trang - Làm đẹp - Mua sắm - Du lịch - Ẩm thực
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Specialized Site about: EVENT - PHOTOGRAPHY - FASHION - BEAUTY - SHOPPING - TRAVEL - CUISINE